Đón nhận Hán ngữ: Sự thật và Ảo tưởng

William G. Boltz ở Đại học Washington có viết rằng phần nhiều cuốn sách "là một thành tựu hoàn toàn xứng đáng và thỏa đáng mà độc giả và học giả nói chung đều sẽ tâm đắc" nhưng với ông thì giá mà phần về văn nói, tức Phần I, được xây dựng tốt hơn.[6]

Matthew Y. Chen ở Đại học California, San Diego có viết rằng DeFrancis "xuất sắc trong việc phát minh ra những ví dụ khéo léo để minh họa cho ý của mình" và "đã thành công ở một mức độ đáng ghi nhận trong việc khơi dậy sự tò mò của độc giả và thách thức họ nhìn vào văn tự Hán ngữ theo một cách tươi mới, thường hay độc đáo, và đôi khi gây tranh cãi."[7]

Walton có viết rằng DeFrancis "đã thành công đáng nể" trong việc vừa ứng xử "với một truyền thống ngôn ngữ trải dài hơn một thiên niên kỷ" vừa mang lại niềm quan tâm cho các chuyên gia về Hán ngữ, "và còn mang lại một số góc nhìn khái niệm mới mẻ và sống động nữa."[3]

Stephen Wadley từ Đại học Washington đã viết "Cả cuốn sách đấy được nghiên cứu và ghi chép rất kỹ lưỡng, được viết một cách chuyên nghiệp và khi đọc cảm thấy rất thích thú – một cuốn sách mà chắc chắn người ta cần có và hoan nghênh."[8]

Florian Coulmas ở Đại học Chuo có viết rằng "Bản trình bày sáng suốt và cực kỳ tốt của ông về các đặc tính cấu trúc và lịch sử của Hán ngữ đã cung cấp được bối cảnh hơn cả cần thiết để lý giải các vấn đề chính sách của ngôn ngữ hiện tại."[9] Coulmas cho rằng DeFrancis có lẽ đã có giọng điệu thiếu kiên nhẫn về việc cải cách văn học Trung Quốc vì chữ Hán từng là "bộ phận trung tâm của văn hóa Trung Quốc".[9]